Bố cục chụp ảnh đóng vai trò then chốt trong việc định hình phong cách và tạo nên chất lượng của mỗi bức ảnh. Chụp ảnh không chỉ đơn giản là cầm chiếc mày ảnh lên và chụp, mà còn là nghệ thuật sắp xếp và lựa chọn góc nhìn để tạo ra những bức ảnh đẹp và cuốn hút. Theo dõi bài viết dưới đây của kienthucgiaitri.com để biết 10 quy tắc bố cục chụp ảnh có thể áp dụng ngay để nâng cao kỹ năng chụp ảnh của mình nhé!
Quy tắc một phần ba (Rule of Thirds)
Quy tắc một phần ba là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong bố cục chụp ảnh. Hãy tưởng tượng khung hình của bạn được chia thành 9 phần bằng nhau bởi hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc. Đặt các yếu tố quan trọng của bức ảnh ở các điểm giao nhau của các đường này sẽ giúp tạo ra một bức ảnh cân đối và thu hút.
Quy tắc này đặc biệt sử dụng trong nhiếp ảnh chân dung, phong cảnh… Đặt chủ thể chính (như người, cây cối, đồ vật) ở các điểm giao nhau để tạo ra bức ảnh hấp dẫn.
Đường dẫn hướng (Leading Lines)
Sử dụng các đường dẫn hướng để dẫn mắt người xem đến chủ thể chính của bức ảnh. Đường dẫn có thể là những con đường, hàng rào, dòng sông hay bất kỳ đường thẳng tự nhiên nào trong cảnh.
Thường người ta bắt đầu từ phần dưới cùng của khung hình và dẫn người xem lên phía trên hoặc vào phía trong, từ cận cảnh đến khung nền, hướng người xem vào chủ thể chính. Các đường dẫn hội tụ lại một điểm ở vô cùng, tạo ra độ sâu và chiều mà thu hút người xem vào khung hình.
Cách đơn giản nhất để nhận ra đường dẫn hướng là sử dụng ngay các con đường có sẵn trong tự nhiên. Các con đường đã là đường dẫn hướng, vì chúng tạo ra cảm giác chuyển động trên khung hình và thường có một điểm cuối biến mất vào sâu thẳm.
Khung hình tự nhiên (Natural Framing)
Tận dụng các yếu tố tự nhiên như cây cối, cửa sổ, cổng vòm để tạo ra một khung hình cho chủ thể. Khung hình tự nhiên giúp tạo ra sự chú ý đến chủ thể chính và thêm phần độc đáo cho bức ảnh.
Đối xứng và mẫu (Symmetry and Patterns)
Đối xứng và mẫu là cách tạo ra sự hài hòa và hấp dẫn thị giác trong bức ảnh. Đặt chủ thể ở vị trí đối xứng hoặc tìm kiếm các mẫu lặp lại trong cảnh sẽ giúp bức ảnh trở nên thu hút hơn.
Quy tắc chia ba đối xứng là hệ thống đối xứng dựa trên sự sắp xếp các đơn vị hình thể xung quanh một trung tâm. Ví dụ về đối xứng là chia bố cục thành các phần bằng nhau như 1/3, 2/3, 1/4, v.v.
Sử dụng đối xứng tạo ra sự ổn định và thu hút trong thiết kế. Đối xứng có thể áp dụng cho hình dạng, màu sắc, hoặc kích thước.
Góc chụp (Perspective)
Góc chụp là vị trí và hướng mà bạn chọn để chụp ảnh. Thay đổi góc chụp để tạo ra những bức ảnh độc đáo và mới lạ. Chụp từ góc thấp để tạo sự mạnh mẽ cho chủ thể, hoặc từ góc cao để bao quát toàn cảnh. Sử dụng các góc chụp khác nhau giúp mang lại những cái nhìn mới mẻ và sáng tạo.
Tương phản màu sắc (Color Contrast)
Tương phản màu sắc là sự khác biệt giữa các màu sắc trong một bức ảnh hoặc thiết kế. Sử dụng tương phản màu sắc để làm nổi bật chủ thể. Các màu sắc tương phản nhau giúp tạo ra sự chú ý và làm bức ảnh trở nên sống động hơn. Đảm bảo rằng màu sắc của chủ thể nổi bật so với nền.
>>> Đọc thêm: Top 10 website giúp bạn nâng cao mọi kỹ năng
Khoảng trống âm (Negative Space)
Khoảng trống âm là không gian bị bỏ trống trong bố cục hoặc hình ảnh. Đây không chỉ là khoảng trắng xung quanh các đối tượng, mà còn có thể là không gian giữa hoặc bên trong chính đối tượng.
Khoảng trống âm giúp tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong bố cục. Nó là điểm thở cho toàn bộ thiết kế, liên kết các yếu tố, làm nổi bật chủ thể và tạo ra cảm giác thoáng đãng, dễ chịu cho bức ảnh.
Sử dụng ánh sáng (Lighting)
Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên bố cục chụp ảnh. Mốt số cách ứng dụng ảnh sáng vào nhiếp ảnh:
Ánh sáng tự nhiên
- Ánh sáng mặt trời – nguồn sáng tự nhiên tuyệt vời, mang đến những bức ảnh rực rỡ với sắc màu sống động.
- Giờ vàng (golden hour) – thời điểm lý tưởng để tận dụng ánh sáng dịu nhẹ, ấm áp, tạo nên những khoảnh khắc lung linh huyền ảo.
- Ánh sáng mờ sáng: Tuyệt vời cho việc chụp ảnh chân dung, mang đến sự mềm mại, tinh tế và giảm thiểu độ tương phản gắt.
Ánh sáng nhân tạo
- Đèn flash, đèn studio: Công cụ đắc lực để kiểm soát và điều chỉnh ánh sáng theo ý đồ sáng tạo.
- Tạo điểm sáng, bóng tối: Điều chỉnh độ sáng tối, tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo, thu hút sự chú ý vào chủ thể.
- Chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng: Bù sáng hiệu quả, mang đến những bức ảnh sáng rõ, sắc nét.
Ánh sáng mờ
- Ánh sáng mềm: Thích hợp cho chụp ảnh chân dung, sản phẩm, phong cảnh, mang đến sự tinh tế, nhẹ nhàng.
- Ánh sáng cứng: Tạo điểm nhấn, hiệu ứng ấn tượng cho ảnh kiến trúc, thể thao, thời trang, mang đến sự mạnh mẽ, cá tính.
Tỉ lệ vàng (Golden Ratio)
Tỉ lệ vàng là một quy tắc bố cục cổ điển, thường được sử dụng trong nghệ thuật và kiến trúc. Trong nhiếp ảnh, bạn có thể áp dụng tỉ lệ vàng để xác định vị trí chủ thể sao cho hài hòa và cân đối, tạo ra sự thu hút tự nhiên cho bức ảnh.
Để áp dụng tỉ lệ vàng, bạn có thể chia khung hình thành các phần theo tỉ lệ 1:1.618 và đặt chủ thể hoặc các yếu tố quan trọng ở các điểm giao nhau của các đường chia.
Đơn giản hóa (Simplification)
Giảm bớt các yếu tố không cần thiết trong khung hình để tập trung vào chủ thể chính. Đơn giản hóa giúp bức ảnh trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn. Loại bỏ các yếu tố gây rối mắt và tập trung vào những chi tiết quan trọng sẽ làm tăng hiệu quả của bố cục.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với các bạn. Nắm vững và áp dụng 10 quy tắc bố cục chụp ảnh này có thể sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh đẹp và ấn tượng. Bố cục chụp ảnh không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo và nhạy bén. Hãy thử nghiệm và khám phá các quy tắc này trong từng bức ảnh của bạn để nâng cao kỹ năng nhiếp ảnh và thể hiện phong cách cá nhân một cách rõ nét nhất.